Chạy quảng cáo Instagram đúng cách giúp tối ưu đơn hàng & chi phí

- 23/05/2025   

Instagram đang trở thành mảnh đất quảng cáo màu mỡ với hơn 2 tỷ người dùng toàn cầu, trong đó có hàng triệu khách hàng tiềm năng tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách khai thác nền tảng và cách chạy quảng cáo Instagram đúng cách. Nhiều chủ shop rơi vào tình trạng “đốt tiền” nhưng đơn vẫn lẹt đẹt, hoặc chi phí quảng cáo quá cao mà không biết cách tối ưu. 

Trong bài viết này, tôi sẽ hướng dẫn bạn từ A đến Z cách thiết lập và tối ưu quảng cáo IG hiệu quả nhất năm 2025 giúp bạn tăng đơn hàng mà không lãng phí ngân sách.

1. Các hình thức quảng cáo phổ biến trên Instagram

Instagram không chỉ là nơi chia sẻ hình ảnh sống ảo, mà đã trở thành một nền tảng quảng cáo cực kỳ hiệu quả cho các thương hiệu, nhờ khả năng truyền tải thông điệp bằng hình ảnh và video một cách trực quan, cảm xúc. Khi chạy quảng cáo IG, hiểu rõ từng định dạng quảng cáo sẽ giúp bạn lựa chọn chiến lược phù hợp nhất với sản phẩm và mục tiêu kinh doanh của mình.

1.1. Quảng cáo hình ảnh (Instagram Image Ads)

Một hình thức đơn giản và phổ biến nhất, đặc biệt phù hợp với những ai đang muốn giới thiệu sản phẩm hoặc thương hiệu một cách trực quan và dễ hiểu. Quảng cáo sẽ hiển thị dưới dạng một hình ảnh duy nhất, xuất hiện trên bảng tin (feed) hoặc story của người dùng với nhãn “Sponsored” (Được tài trợ).

Cách thực hiện hiệu quả:

Bạn chọn một hình ảnh đẹp, rõ nét, truyền tải tốt giá trị sản phẩm, sau đó gắn liên kết đến website hoặc landing page dưới nút CTA như "Mua ngay", "Tìm hiểu thêm", "Đặt hàng",...

Quảng cáo hình ảnh
Quảng cáo hình ảnh

Lưu ý: Hình thức này chỉ sử dụng được duy nhất 1 ảnh, vì vậy bạn cần đầu tư vào hình ảnh thật sự chất lượng.

Trong quá trình chạy quảng cáo IG cho một thương hiệu mỹ phẩm nội địa, tôi nhận thấy quảng cáo hình ảnh có hiệu quả cao khi sử dụng ảnh chụp thật của khách hàng (User-Generated Content) thay vì ảnh studio. Kết quả là tỷ lệ nhấp (CTR) tăng hơn 38% chỉ trong vòng 3 ngày chạy.

1.2. Quảng cáo video (Instagram Video Ads)

Nếu bạn muốn kể một câu chuyện, truyền tải cảm xúc hoặc tạo hiệu ứng thị giác mạnh, quảng cáo video sẽ là lựa chọn lý tưởng. Instagram hiện cho phép đăng video ads có độ dài từ 3 đến 60 giây, nhưng theo kinh nghiệm của tôi, video khoảng 15 đến 30 giây là dễ dàng để giữ chân và truyền tải trọn vẹn thông điệp đến người xem.

Gợi ý:

  • Dùng video dạng "hậu trường", “unboxing” hoặc “before-after” rất thu hút
  • Chèn phụ đề ngắn nếu có lời thoại vì nhiều người xem mà không bật âm thanh
  • Tối ưu 3 giây đầu tiên vì đây chính là "thời gian vàng" để giữ người xem ở lại

Nếu bạn muốn giới thiệu nhiều sản phẩm cùng lúc, kể một câu chuyện theo từng bước hoặc so sánh trước - sau thì Carousel Ads là lựa chọn lý tưởng. Người xem có thể vuốt ngang để xem nhiều ảnh hoặc video trong cùng một quảng cáo.

Lưu ý: Bạn có thể gắn link ở mỗi ảnh, dẫn về trang sản phẩm tương ứng.

1.4. Quảng cáo trên Stories & Reels

Hai tính năng có tỷ lệ tương tác cao nhất hiện nay trên Instagram chính là Stories và Reels. Stories Ads hiển thị toàn màn hình, tồn tại trong 24h nhưng tác động mạnh mẽ nhờ định dạng dọc 9:16. Trong khi đó, Reels Ads lại có khả năng viral cao, thu hút lượt chia sẻ và khám phá.

Quảng cáo trên Stories & Reels
Quảng cáo trên Stories & Reels

Lưu ý khi sử dụng:

  • Stories Ads cần thiết kế nội dung ngắn gọn, hình ảnh nổi bật và kêu gọi hành động rõ ràng.
  • Reels Ads nên sử dụng video sáng tạo, theo trend hoặc có yếu tố giải trí nhẹ, đặc biệt phù hợp với các ngành như thời trang, ẩm thực, làm đẹp.

Nếu bạn đang muốn tận dụng sức mạnh của Reels để chạy quảng cáo với chi phí thấp mà hiệu quả cao, đừng bỏ qua 10 cách kiếm tiền từ Reels Instagram siêu hiệu quả, siêu dễ làm.

1.5. Quảng cáo dạng khám phá (Explore Ads)

Explore là nơi người dùng tìm kiếm nội dung mới nên đây chính là vị trí vàng để tiếp cận khách hàng tiềm năng chưa từng biết tới bạn. Quảng cáo sẽ hiển thị xen kẽ trong mục Khám phá khi người dùng cuộn feed hoặc tương tác với nội dung liên quan.

1.6. Quảng cáo Marquee (Marquee Ads)

Marquee là một hình thức quảng cáo cao cấp dành cho các thương hiệu lớn, cho phép xuất hiện liên tục trong ngày ở vị trí đầu trang, với nhiều định dạng như video dài, bộ sưu tập, hoặc 3 lần hiển thị/ngày.

Lưu ý:

  • Marquee phù hợp cho các chiến dịch ra mắt sản phẩm, sự kiện lớn
  • Cần ngân sách cao và có kế hoạch truyền thông bài bản
  • Nên kết hợp với KOLs để tăng độ phủ và viral

Lựa chọn đúng hình thức quảng cáo phù hợp với mục tiêu và ngân sách là bước đầu tiên quyết định hiệu quả của chiến dịch. Dù bạn là người mới bắt đầu hay đã từng chạy Instagram Ads, hãy luôn thử nghiệm, đo lường và tối ưu từng loại để tìm ra “công thức phù hợp nhất” với thương hiệu của mình.

2. Hướng dẫn chạy quảng cáo Instagram đúng cách từ A đến Z

Hiểu được các hình thức quảng cáo trên Instagram là chưa đủ. Để quảng cáo thực sự ra đơn và tiết kiệm chi phí, bạn cần nắm vững quy trình thiết lập quảng cáo chuẩn chỉnh ngay từ đầu.

2.1. Kết nối tài khoản Instagram với Trình quản lý quảng cáo Facebook

Vì Instagram thuộc hệ thống Meta nên bạn cần thực hiện liên kết tài khoản Instagram với Facebook Ads Manager để bắt đầu chạy quảng cáo.

Các bước kết nối:

  • Bước 1: Truy cập Meta Business Suite > Chọn Business Settings (Cài đặt doanh nghiệp) > Nhấn chọn Instagram Accounts.
  • Bước 2: Nhấn “Claim New Instagram Account” > Điền tên người dùng + mật khẩu Instagram > nhấn Next
  • Bước 3: Chọn Tài khoản quảng cáo Facebook tương ứng để liên kết > Chọn Next để hoàn thành.
Kết nối tài khoản Instagram với Trình quản lý quảng cáo Facebook
Kết nối tài khoản Instagram với Trình quản lý quảng cáo Facebook

2.2. Tạo chiến dịch quảng cáo Instagram

Sau khi tài khoản đã được kết nối, bạn có thể bắt đầu tạo quảng cáo bằng công cụ Ads Manager, kiểm soát toàn bộ chiến dịch của mình.

Quy trình tạo chiến dịch:

  • Nhấn Create Campaign.
  • Chọn Mục tiêu quảng cáo phù hợp:
    • Conversions - nếu bạn muốn tăng đơn hàng.
    • Traffic - nếu bạn muốn kéo người dùng về website.
    • Video views - nếu bạn dùng video để giới thiệu sản phẩm.
    • App installs - nếu bạn quảng bá ứng dụng.
Tạo chiến dịch quảng cáo Instagram
Tạo chiến dịch quảng cáo Instagram

Lưu ý: Không phải tất cả mục tiêu đều tương thích với Instagram, bạn cần tránh sử dụng các mục tiêu như "Page Likes" hay "Messages" vì các mục tiêu đó vốn chỉ hiệu quả với Facebook.

2.3. Cài đặt nhóm quảng cáo: Đối tượng - Ngân sách - Vị trí

Một phần quan trọng nhất quyết định chi phí bạn phải bỏ ra và hiệu quả ra đơn.

Đối tượng mục tiêu (Targeting):

  • Custom Audience: Re-target người từng tương tác với bạn trên Facebook/IG.
  • Lookalike Audience: Tìm người giống với tệp khách đã mua hàng.
  • Interest-based Audience: Target theo sở thích (ví dụ: thời trang, skincare, fitness...)
Cài đặt nhóm quảng cáo: Đối tượng - Ngân sách - Vị trí
Cài đặt nhóm quảng cáo: Đối tượng 

 Ngân sách:

  • Bắt đầu với 100.000 đến 200.000đ/ngày nếu bạn mới chạy lần đầu.
  • Ưu tiên dùng CBO - Campaign Budget Optimization để Meta tự phân phối hiệu quả.
Cài đặt nhóm quảng cáo: Đối tượng - Ngân sách - Vị trí
Cài đặt nhóm quảng cáo: Ngân sách

Vị trí hiển thị (Placement): Chọn Manual Placement > Nhấn chọn các mục liên quan đến Instagram:

  • Instagram Feed
  • Instagram Stories
  • Instagram Reels
  • Instagram Explore
Cài đặt nhóm quảng cáo: Đối tượng - Ngân sách - Vị trí
Cài đặt nhóm quảng cáo:  Vị trí

2.4. Thiết kế nội dung quảng cáo hấp dẫn

Thiết kế nội dung là phần khách hàng sẽ nhìn thấy đầu tiên nên bạn hãy đầu tư chỉn chu từ hình ảnh, caption đến CTA.

Yêu cầu kỹ thuật cơ bản:

  • Ảnh vuông: 1080x1080px
  • Caption: tối đa 90 ký tự
  • Tiêu đề: tối đa 25 ký tự
  • Có ít nhất 1 nút CTA rõ ràng như: Mua ngay, Tìm hiểu thêm, Đăng ký, Tải ứng dụng...

Thiết kế hình ảnh đẹp là chưa đủ, bạn cần đúng kích thước và chuẩn nền tảng. Tham khảo thêm các kích thước video chạy quảng cáo Facebook mới nhất để tối ưu tỷ lệ hiển thị và tránh lỗi nội dung.

2.5. Gửi quảng cáo và chờ xét duyệt

Khi hoàn thiện xong hết tất cả nội dung, bạn nhấn Place Order để gửi quảng cáo đi xét duyệt. Thời gian phê duyệt thường kéo dài từ vài phút đến 24h (trong một số trường hợp có thể lâu hơn nếu bạn vi phạm chính sách quảng cáo).

Nếu quảng cáo bị từ chối, hãy kiểm tra lại:

  • Nội dung có chứa từ ngữ bị hạn chế không?
  • Hình ảnh có vi phạm chính sách cộng đồng không?
  • Link dẫn có hợp lệ và hiển thị đúng không?

Lưu ý: Một số từ ngữ nhạy cảm như “giảm cân”, “thuốc”, “lãi suất” có thể khiến ads bị từ chối ngay lập tức.

Quy trình chạy quảng cáo IG đúng cách không hề phức tạp nếu bạn hiểu rõ từng bước và tối ưu đúng điểm. Từ thiết lập tài khoản đến xây dựng nội dung và target khách hàng, mọi thứ đều có thể tinh chỉnh dần để đạt được kết quả tốt hơn.

Tôi hy vọng phần hướng dẫn này sẽ giúp bạn bắt đầu chiến dịch quảng cáo Instagram một cách bài bản, chuyên nghiệp và hiệu quả nhất.

Gửi quảng cáo xong không phải là hết - mà là lúc bắt đầu chăm sóc khách hàng thật sự! Với Vpage, bạn có thể:

  • Quản lý mọi phản hồi từ Instagram Ads
  • Tự động phản hồi tin nhắn - không để khách chờ lâu
  • Chốt đơn nhanh - gắn tag - rút ngắn thời gian trả lời khách
Dùng thử miễn phí

3. Mẹo tối ưu chi phí khi chạy quảng cáo Instagram

Chi phí quảng cáo Instagram không hề rẻ nếu bạn chạy sai cách. Nhưng nếu biết tận dụng dữ liệu, sáng tạo nội dung hiệu quả và phân phối đúng tệp khách hàng, bạn hoàn toàn có thể “tối thiểu hóa chi phí, tối đa hóa hiệu quả”. 

3.1. Sử dụng định dạng quảng cáo phù hợp với sản phẩm

Chi phí quảng cáo thường bị "đội lên" khi bạn dùng sai định dạng cho sai mục tiêu.

  • Ảnh đơn (Image Ads) phù hợp khi bạn chỉ cần truyền tải thông điệp nhanh, gọn.
  • Video hoặc Reels Ads hiệu quả với sản phẩm cần trình bày công dụng, trải nghiệm thực tế.
  • Carousel Ads tối ưu cho việc trưng bày nhiều mẫu, kể câu chuyện thương hiệu.
Sử dụng định dạng quảng cáo phù hợp với sản phẩm
Sử dụng định dạng quảng cáo phù hợp với sản phẩm

3.2. Target đúng người

Một quảng cáo dù đẹp đến mấy cũng trở nên lãng phí nếu bạn hiển thị nó sai đối tượng.

  • Hãy bắt đầu từ Lookalike Audience - tệp khách hàng tương tự những người đã từng mua hàng hoặc từng tương tác với bạn.
  • Nếu chưa có data, hãy tận dụng các tệp sở thích đặc thù như “Yêu thời trang Hàn Quốc”, “Skincare”, “Người dùng Shopee”...

Lưu ý: Không nên target quá rộng ngay từ đầu. Tệp càng hẹp, tỷ lệ chuyển đổi ban đầu sẽ cao hơn, từ đó bạn mới có đủ dữ liệu để mở rộng hiệu quả.

3.3. Tối ưu khung giờ hiển thị quảng cáo

Không phải lúc nào người dùng cũng sẵn sàng mua hàng nên nếu bạn chạy quảng cáo cả ngày lẫn đêm sẽ dẫn đến tình trạng tốn kém và giảm hiệu suất.

  • Hãy kiểm tra Insight Audience để xem khách hàng thường hoạt động lúc nào.
  • Bạn hãy giới hạn thời gian quảng cáo trong phần “Ad Scheduling”, để chỉ hiển thị vào khung giờ vàng (thường là 11h đến 13h, 19h đến 22h).

3.4. Tạo nội dung quảng cáo ngắn gọn - CTA rõ ràng

Một quảng cáo có thể đẹp, nhưng nếu không chạm đúng nhu cầu và thiếu lời kêu gọi hành động rõ ràng, khách hàng sẽ lướt qua ngay.

  • Tiêu đề ≤ 25 ký tự, mô tả ≤ 90 ký tự.
  • CTA mạnh, rõ ràng như: “Mua ngay - Freeship”, “Xem ưu đãi 50% hôm nay”, “Đặt hàng trong 3h để được quà”... sẽ đặt được hiểu quả cao hơn. 
Tạo nội dung quảng cáo ngắn gọn - CTA rõ ràng
Tạo nội dung quảng cáo ngắn gọn - CTA rõ ràng

Ngoài tối ưu nội dung, việc tích hợp công cụ phản hồi tự động cũng rất quan trọng. Bạn có thể bắt đầu với hướng dẫn tạo chatbot Instagram siêu dễ để chăm sóc khách hàng ngay khi họ inbox.

3.5. A/B Testing - Tối ưu bằng dữ liệu thay vì cảm tính

Không có quảng cáo nào “đúng tuyệt đối” từ lần đầu tiên, A/B test liên tục các biến thể sẽ là cách tốt nhất để tìm ra công thức hiệu quả.

  • Thử nghiệm các yếu tố: hình ảnh vs. video, tiêu đề khác nhau, màu nền, CTA, tệp đối tượng…
  • Theo dõi kỹ các chỉ số: CTR, CPC, ROAS, CPO… để xác định mẫu nào tối ưu chi phí nhất.

Quảng cáo Instagram đúng cách sẽ mang về lượt tương tác nhưng chốt được bao nhiêu đơn hàng mới là điều quan trọng. Vpage giúp bạn quản lý toàn bộ comment, inbox và khách hàng đến từ quảng cáo - chốt đơn ngay cả khi không online.

Vpage - Phần mềm quản lý fanpage chuyên nghiệp

3.6. Tận dụng remarketing 

Khách hàng ít khi ra quyết định ngay lần đầu nhìn thấy sản phẩm. Hãy xây dựng chiến dịch retargeting (quảng cáo lại) để tiếp cận những người:

  • Đã từng ghé website
  • Đã xem sản phẩm nhưng chưa mua
  • Đã tương tác với bài viết hoặc tài khoản IG
Tận dụng remarketing
Tận dụng remarketing 

Tối ưu chi phí quảng cáo không nằm ở cắt giảm ngân sách mà nằm ở cách bạn chi tiêu có chiến lược và đúng nơi. Hãy bắt đầu từ định dạng quảng cáo phù hợp, nhắm đúng đối tượng, chạy đúng thời điểm và liên tục theo dõi, tối ưu dựa trên dữ liệu thực tế.

Với những mẹo trên, tôi tin rằng bạn hoàn toàn có thể chạy quảng cáo IG hiệu quả hơn, tiết kiệm hơn và quan trọng nhất mang lại nhiều đơn hàng hơn.

Đừng quên đồng bộ hệ thống tin nhắn khi triển khai remarketing đa kênh. Bạn có thể đồng bộ tin nhắn Messenger và Instagram về một màn hình chat duy nhất để không bỏ sót khách hàng tiềm năng.

Bạn muốn remarketing hiệu quả hơn sau khi chạy quảng cáo Instagram? Vpage sẽ giúp bạn lọc và gắn tag khách từng nhắn tin hoặc comment, tạo lại tệp khách hàng để chăm sóc - gửi tin nhắn - gợi nhớ đúng lúc.

Dùng thử miễn phí

4. Những lỗi thường gặp & cách xử lý khi chạy quảng cáo Instagram

Dù Instagram là nền tảng quảng cáo rất tiềm năng, nhưng nếu bạn không nắm rõ cách vận hành, rất dễ rơi vào những sai lầm khiến chiến dịch đốt ngân sách mà không tạo được chuyển đổi. 

4.1. Chọn sai mục tiêu chiến dịch (Campaign Objective)

Rất nhiều người khi bắt đầu chạy quảng cáo Instagram thường chọn đại mục tiêu như "Tương tác" hay "Lượt xem video" chỉ vì… thấy dễ. Tuy nhiên, nếu mục tiêu thực sự của bạn là chốt đơn thì những lựa chọn này chỉ khiến bạn tốn tiền mà không có đơn hàng.

Cách xử lý:

Xác định rõ mục tiêu kinh doanh ngay từ đầu. Nếu bạn muốn bán hàng, hãy ưu tiên các mục tiêu như:

  • Conversions: Tăng chuyển đổi
  • Traffic: Tăng truy cập về landing page hoặc website
  • App installs: Nếu bạn đang muốn người dùng cài app

4.2. Target quá rộng hoặc không sát tệp khách hàng

Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến quảng cáo đốt tiền là target sai đối tượng. Nếu bạn chọn nhóm quá chung chung như “phụ nữ 18 - 45 tuổi”, ở cả Việt Nam thì gần như là “ném tiền vào biển”.

Cách xử lý:

  • Dùng Custom Audience từ danh sách khách hàng cũ, tệp website, hoặc follower Instagram.
  • Tận dụng Lookalike Audience giúp bạn mở rộng đúng người có hành vi tương đồng.
  • Nếu dùng sở thích (Interest), hãy đi càng cụ thể càng tốt như “Thời trang công sở nữ”, “Yêu skincare Hàn Quốc”, “Khách mua hàng Shopee”...

Gợi ý thêm: Kết hợp target vị trí + hành vi mua hàng để siết ngân sách và tiếp cận tệp có khả năng ra đơn cao hơn.

4.3. Thiết kế nội dung thiếu thu hút hoặc sai định dạng

Instagram là nền tảng ưu tiên nội dung trực quan, nên một bài quảng cáo dùng ảnh mờ, video không rõ thông điệp, hoặc mô tả lan man sẽ bị người dùng lướt qua ngay lập tức.

Thiết kế nội dung thiếu thu hút hoặc sai định dạng
Thiết kế nội dung thiếu thu hút hoặc sai định dạng

Cách xử lý:

  • Luôn dùng ảnh hoặc video đúng tỷ lệ (ảnh vuông 1:1, video dọc 9:16).
  • Tập trung vào 3 giây đầu tiên của video (nếu có).
  • CTA (Call-to-Action) rõ ràng, kích thích hành động: Mua ngay, Nhận ưu đãi, Đăng ký miễn phí…
  • Hạn chế text trên ảnh, tối ưu cho cảm xúc và hình ảnh bắt mắt.

Nếu bạn chưa biết cách làm nội dung hiệu quả hoặc muốn học hỏi từ đối thủ, hãy thử tải video Reels trên Facebook và Instagram để phân tích cách họ xây dựng video thu hút, cải thiện chất lượng nội dung quảng cáo. 

4.4. Thiếu theo dõi và tối ưu chỉ số sau khi chạy quảng cáo

Một sai lầm nghiêm trọng khiến chi phí đội lên rất nhanh là nhiều người chạy quảng cáo xong rồi… để đó. Không đo lường, không biết quảng cáo đang “đốt tiền” hay “đẻ đơn”.

Cách xử lý:

  • Theo dõi hàng ngày các chỉ số: CTR, CPC, ROAS, CPM, CPO.
  • Nếu chỉ số tệ, hãy tạm tắt hoặc điều chỉnh mẫu quảng cáo.
  • Sau 3 - 5 ngày đầu tiên, nên tăng ngân sách cho mẫu hiệu quả, tắt mẫu yếu.

4.5. Quảng cáo không được duyệt hoặc bị khóa tài khoản

Một số người mới chạy Instagram Ads gặp tình trạng quảng cáo không được duyệt hoặc tài khoản bị khóa mà không rõ lý do.

Quảng cáo không được duyệt
Quảng cáo không được duyệt

Cách xử lý:

  • Kiểm tra lại xem content có vi phạm chính sách (như từ ngữ cấm, hình ảnh phản cảm, quảng bá sản phẩm bị cấm...) không.
  • Đảm bảo trang đích (landing page) hoạt động bình thường, không bị lỗi 404 hay load chậm.
  • Không dùng hình ảnh gây hiểu nhầm, “before - after” hoặc cam kết quá mức.

Hiểu được những lỗi thường gặp và biết cách xử lý là bước rất quan trọng nếu bạn muốn chạy quảng cáo IG hiệu quả, tiết kiệm và bền vững. Đôi khi, chỉ một thay đổi nhỏ như thay nút CTA, điều chỉnh đối tượng hay viết lại dòng mô tả cũng có thể giúp bạn giảm hàng trăm nghìn mỗi ngày mà đơn vẫn tăng đều.

5. Kinh nghiệm thực chiến từ các nhà quảng cáo Instagram

5.1. Bắt đầu nhỏ - nhưng có kế hoạch lớn

Một trong những nguyên tắc cơ bản mà tôi luôn áp dụng là: đừng vội vàng đốt ngân sách ngay từ đầu. Dù ngân sách lớn hay nhỏ, hãy bắt đầu bằng những chiến dịch thử nghiệm (test) để kiểm tra:

  • Đối tượng mục tiêu nào phản hồi tốt nhất?
  • Định dạng quảng cáo nào có tỷ lệ nhấp cao nhất?
  • Mẫu content nào tạo ra nhiều chuyển đổi nhất?

Trong chiến dịch quảng bá dòng sản phẩm skincare cho giới trẻ, tôi chạy 3 nhóm quảng cáo nhỏ, mỗi nhóm 100.000đ/ngày khác nhau về hình ảnh, tiêu đề và đối tượng. Sau 4 ngày, nhóm dùng video ngắn với CTA “Da đẹp trong 7 ngày - Click xem ngay” vượt trội hẳn: CPC giảm 35%, đơn hàng tăng 3 lần. Từ đó, tôi scale ngân sách gấp 5 nhưng vẫn giữ hiệu quả ổn định.

5.2. Đầu tư cho content - Không phải chỉ là đẹp, mà phải đúng insight

Instagram là nền tảng của thị giác, nhưng “đẹp” thôi là chưa đủ. Content phải đúng insight, đúng ngữ cảnh người dùng thì mới chạm được cảm xúc.

  • Đối với thời trang, tôi thường dùng ảnh người mẫu mặc đồ ngoài đời thực (không dùng ảnh studio quá trau chuốt).
  • Với mỹ phẩm, video “review thật” từ KOC hiệu quả hơn quảng cáo chuyên nghiệp.

5.3. Story và Reels - vũ khí đột phá cho quảng cáo chi phí thấp

Nếu bạn muốn vừa tiết kiệm ngân sách, vừa tăng tương tác, hãy tận dụng định dạng Story và Reels Ads. Đặc biệt trong ngành hàng dành cho Gen Z hoặc khách hàng ưa thích tốc độ đây là “mảnh đất vàng”.

  • Story Ads nên ngắn gọn, có hook mạnh ngay 2 giây đầu.
  • Reels Ads nên theo trend hoặc có yếu tố giải trí nhẹ khiến người xem chia sẻ tự nhiên hơn.
 Story và Reels - vũ khí đột phá cho quảng cáo chi phí thấp
 Story và Reels - vũ khí đột phá cho quảng cáo chi phí thấp

Tôi từng chạy chiến dịch flash sale cho một thương hiệu giày chỉ bằng Reels Ads video 15 giây quay cận cảnh sản phẩm kết hợp hiệu ứng Instagram và nhạc trend. Chi phí CPM thấp hơn 40% so với feed ads, đơn về đều và ổn định trong suốt 7 ngày.

Nếu bạn muốn tận dụng các định dạng như Reels để tăng lượt tiếp cận khách hàng tự nhiên trước khi chạy quảng cáo, hãy tham khảo ngay cách tiếp cận khách hàng trên Instagram hiệu quả nhất 2025.

5.4. Theo dõi chỉ số nhưng đừng bị “ám ảnh số liệu”

Đúng là quảng cáo phải dựa vào dữ liệu, nhưng đừng quá ám ảnh với từng con số nhỏ lẻ, nhất là trong giai đoạn test.

  • Hãy nhìn tổng thể phễu chuyển đổi, từ hiển thị > nhấp > thời gian trên trang > giỏ hàng > mua hàng.
  • Chỉ số như CTR, CPC, ROAS chỉ có giá trị khi đặt trong ngữ cảnh.

5.5. Không chạy đơn lẻ, hãy xây hệ thống remarketing

Quảng cáo một lần rồi bỏ là điều tối kỵ. Hầu hết khách hàng cần 2 đến 3 lần thấy sản phẩm mới đưa ra quyết định mua. Vì vậy, bạn cần xây hệ thống quảng cáo bám đuôi (remarketing) thông minh:

  • Quảng cáo lượt đầu → tăng nhận diện
  • Quảng cáo nhắc nhở → nhấn mạnh ưu đãi, cam kết
  • Quảng cáo chốt đơn → tập trung CTA mạnh, khan hiếm, quà tặng kèm…

Instagram là nền tảng mạnh nhưng cũng dễ “ngốn tiền” nếu bạn chạy sai cách. Tôi tin rằng khi bạn hiểu đúng cách thiết lập và tối ưu quảng cáo Instagram, mỗi đồng chi ra đều mang lại giá trị thực. Quảng cáo không phải cuộc chơi may rủi, mà là chiến lược cần dữ liệu, tư duy và sự kiên nhẫn. Hãy bắt đầu từ nhỏ, theo dõi sát và tối ưu từng bước để tạo nên hiệu quả bền vững.

Đình Mạnh

Phan Đình Mạnh, chuyên gia phát triển dự án Vpage, sở hữu hơn 5 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phần mềm quản lý chat đa kênh, đã hỗ trợ hàng trăm khách hàng tối ưu hóa quy trình bán hàng trên Facebook và các sàn thương mại điện tử. 


Với Vpage – phần mềm hỗ trợ chat đa nền tảng hàng đầu, tôi tự hào đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình tìm kiếm các giải pháp tối ưu chi phí, khai thác hiệu quả các tính năng mới nhất từ Meta Facebook và gia tăng hiệu suất cho anh chị em bán hàng.


Đam mê của tôi là chia sẻ những giá trị hữu ích về SEO, tính năng phần mềm, kiến thức Facebook và các giải pháp thiết thực giúp các chủ shop kinh doanh online thành công hơn. Hy vọng những nội dung tôi chia sẻ sẽ mang lại giá trị thực sự cho bạn đọc!

(0/5) (0 vote)

Vpage - Phần mềm quản lý chat đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí
Dùng thử miễn phí