Bạn muốn livestream bán hàng nhưng chưa nắm phương thức thực hiện và cần chuẩn bị gì cho phiên live? Nền tảng nào có thể livestream bán hàng? Cùng Phần mềm chốt đơn livestream VPage tìm hiểu cần làm gì để có 1 phiên livestream bán hàng thành công trong bài viết này nhé!
Nội dung chính hide
Livestream bán hàng là phương thức tiếp cận khách hàng hiện đại, tận dụng sức mạnh của các nền tảng mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, TikTok. Với sự bùng nổ của công nghệ và thói quen mua sắm trực tuyến ngày càng gia tăng, livestream đã trở thành một công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp và cá nhân bán hàng tiếp cận được lượng khách hàng rộng rãi hơn bao giờ hết.
Thông qua việc phát trực tiếp, người bán có thể giới thiệu sản phẩm thực tế, tạo cơ hội cho khách hàng hiểu rõ sản phẩm sinh động, tương tác ngay lập tức trên phiên live. Khách hàng có thể nắm rõ thông tin sản phẩm, tin tưởng thương hiệu và sự kết nối giữa người bán và người mua. Nhiều người tiêu dùng cảm thấy thoải mái hơn khi có thể đặt câu hỏi và nhận phản hồi trực tiếp trong khi phát trực tiếp.
Bán hàng livestream là gì?
Khi thực hiện livestream bán hàng, có nhiều phiên live đã thu về hàng trăm nghìn đơn hàng chỉ trong một buổi phát sóng. Doanh thu mà còn nâng cao hiệu quả kinh doanh tổng thể. Livestream bán hàng phù hợp với cả những người kinh doanh online và offline, cho phép họ tiếp cận khách hàng rộng hơn, linh hoạt và sáng tạo.
Xu hướng livestream đã chứng minh được giá trị lâu dài trong việc thúc đẩy doanh số và xây dựng thương hiệu người bán trên nền tảng mạng xã hội. Việc áp dụng hình thức livestream thông minh có thể mang lại lợi ích trong ngành bán lẻ.
Đọc thêm: Hướng dẫn chi tiết, đầy đủ cách bán hàng qua livestream
Tại Việt Nam, nền tảng livestream được ưa chuộng hiện tại là Facebook (31,9%), Shopee (30,9%) và TikTok (17,2%). Trong đó, Facebook và Shopee dẫn đầu, vì đây là hai nền tảng thương mại điện tử có số lượng người dùng lớn nhất. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của TikTok, TikTok Shop cũng đã sản xuất ra hàng trăm phiên livestream trên TikTok Shop đã giúp nền tảng này trở thành một trong những lựa chọn hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á.
Facebook Livestream là công cụ giúp các nhà bán hàng có thể bán sản phẩm và quảng bá cho khách hàng. Trước đây, khi mua sắm trực tuyến, khách hàng thường phải nhắn tin trực tiếp qua messenger hoặc trang tin nhắn của cửa hàng để được tư vấn, giải đáp thắc mắc và chốt đơn. Trường hợp quá nhiều người liên hệ sẽ bị quá tải tin nhắn, khách hàng phải chờ đợi lâu mới nhận được phản hồi.
Nền tảng có thể bán hàng livestream là gì
Sự ra đời của Facebook Live đã thay đổi hoàn toàn cách thức bán hàng, biến Facebook thành một nguồn thông tin thời gian thực và bán sản phẩm trên mạng xã hội. Các nhà bán hàng bắt đầu thử nghiệm với những phiên livestream đầu tiên, mặc dù đơn giản và mới mẻ. Theo thời gian, họ đã cải thiện chất lượng hình ảnh, cách truyền tải nội dung, giới thiệu sản phẩm giúp livestream bán hàng trở thành một khái niệm quen thuộc và phổ biến như hiện nay.
Tương tự Facebook, TikTok cũng là nền tảng giới thiệu và bán sản phẩm trực tuyến. Mặc dù ra đời sau Facebook, TikTok lại nổi trội hơn nhờ các video sống động chèn nhạc nền bắt tai. Các video hiển thị thường liên quan và có sự phân phối thị trường người xem quan tâm về chủ đề đó hay không. TikTok tiếp cận đúng các đối tượng khách hàng đang quan tâm vấn đề đó.
Với thuật toán cài đặt sẵn và nhóm khách hàng riêng biệt, TikTok đã phát triển thêm các tính năng đặc trưng để tạo sự khác biệt. Một trong những lợi thế lớn của TikTok là TikTok Shop — một kênh bán hàng thương mại điện tử tích hợp trong ứng dụng. Khi người xem livestream trên TikTok, họ có thể xem giỏ hàng và lựa chọn sản phẩm một cách dễ dàng, thêm vào giỏ hàng, thanh toán đơn hàng mà không cần phải trải qua các thủ tục xác nhận hay cổng thanh toán, sự hỗ trợ từ bên thứ ba.
Phần mềm chốt đơn livestream tự động Vpage
Chốt đơn tự động - Ẩn bình luận - Gắn nhãn khách hàng
Trước khi livestream
Trước khi bắt đầu livestream, người bán hàng livestream cần chuẩn bị gì? Chúng ta cần xây dựng kịch bản chi tiết về sản phẩm để tránh tình trạng Host không hiểu rõ công dụng, thành phần làm gián đoạn, kéo dài thời gian livestream. Khi gián đoạn, livestream sẽ gây ảnh hưởng đến trải nghiệm và tương tác của người xem. Để xây dựng kịch bản hợp lý, các bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng về sản phẩm, phản hồi khách hàng và các câu hỏi thường gặp. Sau đó, chúng ta sẽ bắt đầu sắp xếp thông tin thành một timeline hợp lý và đầy đủ cho phiên livestream.
Trong số các thiết bị sử dụng, máy tính và điện thoại là phổ biến nhất. Tuy nhiên, các phiên livestream muốn truyền tải chất lượng hình ảnh nét và chân thực thì nên cân nhắc đầu tư vào các thiết bị quay dựng chuyên nghiệp như máy ảnh, hệ thống đèn, chân tripod, hệ thống âm thanh, mic thu,.... Tiếp theo là chuẩn bị không gian, góc quay và vị trí đặt thiết bị, điều chỉnh phiên livestream và hoàn thiện vị trí Creator, sản phẩm hợp lý.
Khi đã xác định rõ mục tiêu và đối tượng khách hàng cho buổi livestream, bạn hãy tăng cường tương tác, khuyến khích người xem bình luận, chia sẻ livestream lên trang cá nhân.
Nếu buổi livestream để giới thiệu sản phẩm mới hoặc bán hàng hãy sắp xếp sản phẩm theo thứ tự để tránh tình trạng lúng túng khi giới thiệu sản phẩm. Khi livestream một mình, chúng ta nên sử dụng camera trước để dễ dàng đọc bình luận người xem. Trường hợp có đội nhóm hỗ trợ, hãy sử dụng camera sau để đảm bảo chất lượng hình ảnh, chỉnh góc quay, ánh sáng tốt nhất.
Livestream bán hàng cần những gì
Trong khi livestream
Việc chọn khung giờ livestream phù hợp phụ thuộc vào sản phẩm và đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến. Thông thường có hai khung giờ livestream vàng là 11:00 - 13:00 hoặc ừ 20:00 - 22:00. Các kênh phát sóng cần thông báo khung giờ livestream trước cho người xem để họ theo dõi và ủng hộ. Khi thông báo trước, cả người xem và Creator sẽ sắp xếp thời gian phù hợp cho phiên live.
Trong ba phút đầu tiên của buổi livestream, lượt xem chưa tăng cao thì chúng ta cần tương tác, trả lời bình luận, chia sẻ để giữ chân người xem.
Nếu bán sản phẩm là mục đích chính của buổi livestream, bạn cần khéo léo giới thiệu và đưa sản phẩm vào vị trí trung tâm để người xem dễ dàng nhìn thấy. Điều chỉnh ánh sáng và bối cảnh xung quanh để người xem có thể thấy rõ sản phẩm, hiểu rõ về thành phần, chất liệu và các tính năng. Ánh sáng tốt vừa giúp sản phẩm nổi bật vừa tạo cảm giác chuyên nghiệp cho buổi phát sóng trực tiếp.
Trong khi livestream, bạn có thể chạy thêm các chiến dịch quảng cáo để tăng lượng người xem. Ví dụ, nếu bạn đang livestream bán son, mỹ phẩm thì nên chạy chiến dịch tiếp cận đối tượng mục tiêu là phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi để tăng mắt xem, tăng tỷ lệ chuyển đổi, tăng cơ hội bán hàng.
Cuối phiên live, để tăng trải nghiệm cho khách hàng, bạn hãy kết thúc buổi livestream vui vẻ, hoan hỉ, tạo ra sự mong chờ cho những buổi livestream tiếp theo. Cảm ơn khách hàng đã theo dõi, ủng hộ phiên live và hẹn khách hàng săn deal hời cho những phiên livestream sau.
Sau phiên livestream
Livestream bán hàng không chỉ là công cụ để quảng bá tạo ra doanh số mà còn là nơi để bạn xây dựng và chăm sóc, duy trì mối quan hệ với khách hàng. Sau khi kết thúc buổi livestream, các chủ shop cần thực hiện hành động đầu tiên là gửi một tin nhắn cảm ơn, xác nhận đơn hàng và đóng gói để gửi tới những khách hàng đã mua sản phẩm. Việc liên hệ khách hàng hỏi phản hồi không chỉ thể hiện sự trân trọng mà còn giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm, từ đó tiếp tục mở rộng mối quan hệ khách hàng, quảng bá thương hiệu của bạn.
Livestream bán hàng cần những gì sau phiên live
Bên cạnh đó, hãy hỏi thêm ý kiến từ người xem về buổi livestream. Những phản hồi từ khách hàng se giúp bạn rút kinh nghiệm và cải thiện cho các buổi phát sóng tiếp theo. Đừng quên trả lời tất cả các câu hỏi mà bạn đã bỏ lỡ trong phiên livestream do không kịp giờ.
Đừng quên kiểm tra và đảm bảo tất cả các đơn đặt hàng được xác nhận, xử lý và gửi đi trong thời gian sớm nhất. Khách hàng sẽ đánh giá cao khi nhận hàng nhanh chóng và thấy được sự chỉn chu, chuyên nghiệp trong khâu giao hàng. Đóng gói chỉn chu và giao hàng cẩn thận cũng góp phần tăng hình ảnh thương hiệu của shop. Phiên livestream thành công và khách nhận được hàng ưng ý đúng với những gì đã giới thiệu trong buổi phát trực tiếp sẽ tạo dựng được cộng đồng khách hàng trung thành, sẵn sàng quay lại trong những lần livestream tiếp theo.
Tham khảo nhanh: 8 thủ thuật thu hút nghìn lượt xem livestream trên Facebook
- Hỗ Trợ Lên Đơn Tự Động
Trong quá trình livestream, việc theo dõi không chỉ dừng lại ở bình luận của người xem, mà còn cần chú ý đến các chỉ số về lượt xem, thời gian xem, số lượng đơn hàng đã chốt và doanh thu trực tiếp GMV. Những thông tin của phiên live sẽ giúp chủ shop nắm bắt xu hướng mua sắm của khách hàng, tỷ lệ người xem nhằm điều chỉnh chiến lược bán hàng cho phù hợp.
Thay vì chỉ tập trung vào một sản phẩm duy nhất, chúng ta nên linh hoạt chuyển sang giới thiệu sản phẩm thu hút hoặc ấn tượng để giữ chân người xem, tránh tình trạng người vào xem rồi rời đi. Khi lượng xem giảm sút, chúng ta có thể triển khai các minigame, câu đố vui, tương tác hoặc làm theo yêu cầu khách hàng để tăng tính tương tác.
Việc lên đơn tự động là một trong những tính năng quan trọng nhất của phần mềm chốt đơn livestream Vpage. Trong các buổi livestream, nếu khách hàng tương tác với tốc độ chốt đơn cao thì sẽ quá tải. Nhân viên chưa trả lời kịp thì VPage sẽ tự động ghi nhận thông tin, tạo đơn hàng và gửi thông tin qua tin nhắn xác nhận đơn riêng cho khách hàng. Vpage sẽ giúp tiết kiệm thời gian chốt đơn, giảm thiểu sai sót do thời gian gấp rút và tăng cường trải nghiệm mua sắm cho khách hàng. Nhờ vào tính năng này, chủ shop có thể tập trung vào việc giới thiệu sản phẩm thay vì phải lo lắng về việc xử lý, quản lý đơn hàng.
Phần mềm chốt đơn livestream Vpage
- Lưu Trữ Thông Tin Khách Hàng
Một trong những lợi ích lớn khi sử dụng phần mềm chốt đơn là khả năng lưu trữ thông tin khách hàng. Toàn bộ thông tin như tên, địa chỉ, số điện thoại, lịch sử giao dịch sẽ được Vpage lưu lại một cách có hệ thống. Quản lý đơn hàng trở nên dễ dàng hơn và thuận lợi cho các chiến dịch marketing. Dựa trên thông tin khách hàng, shop có thể gửi những ưu đãi phù hợp, quà tặng voucher, khuyến mãi để tăng khả năng giữ chân khách hàng và tỷ lệ quay lại.
- Phân Loại Khách Qua Nhãn
Phân loại khách hàng qua nhãn là một tính năng mạnh mẽ của phần mềm chốt đơn livestream Vpage giúp chủ shop quản lý và tiếp cận từng nhóm khách hàng hiệu quả. Bằng cách gán nhãn cho khách hàng dựa trên hành vi mua sắm hoặc sở thích của họ, chủ shop có thể nhanh biết được ai là khách hàng mới, hoặc ai là nhóm khách hàng tiềm năng hoặc khách hàng thành viên,.... Việc phân loại khách cho phép người bán tùy chỉnh chiến lược marketing, từ đó tạo các chương trình khuyến mãi hoặc chiến dịch quảng cáo nhắm đến từng nhóm khách hàng cụ thể, mang lại hiệu quả kinh doanh. Livestream bán hàng cần những gì ngoài việc phân loại khách hàng?
- Lọc Bình Luận Spam
Livestream bán hàng cần những gì trong môi trường bình luận spam gây rối và làm giảm chất lượng tương tác giữa người bán và khách hàng? Phần mềm chốt đơn tự động Vpage cung cấp tính năng lọc bình luận spam sẽ tự động nhận diện và loại bỏ những bình luận không mong muốn. Không gian bình luận cho người dùng sẽ dành cho những người xem thực sự quan tâm, tò mò về sản phẩm. Lọc bình luận spam sẽ tạo môi trường thân thiện và chuyên nghiệp, thoải mái, tăng trải nghiệm của người xem. Khi khách hàng cảm thấy thoải mái và không bị làm phiền bởi các bình luận không liên quan, họ sẽ tiếp tục xem, tương tác tốt hơn.
Những tính năng mà Phần mềm chốt đơn livestream Vpage cung cấp không chỉ mang lại sự tiện lợi, tiết kiệm thời gian thúc đẩy doanh thu và sự phát triển bền vững cho các nhà kinh doanh trong lĩnh vực livestream.
Phần mềm chốt đơn livestream VPage đã chia sẻ các nội dung cơ bản cần làm gì để có 1 phiên livestream bán hàng thành công trong bài viết trên. Hy vọng bạn đọc đã hiểu khái niệm livestream bán hàng cần những gì, bán hàng livestream là gì và cần chuẩn bị gì trước, trong và sau phiên live. Cảm ơn các bạn đã đọc!
Bài viết tham khảo: Giải đáp: Nên livestream trên trang cá nhân hay fanpage để hút khách?