Zalo là một trong những nền tảng mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam. Không chỉ chia sẻ, giao lưu và kết nối bạn bè, đây còn là một kênh online tiếp cận khách hàng tiềm năng rất tốt. Tuy nhiên với thời buổi kinh tế khó khăn như hiện nay, doanh nghiệp cần tiết kiệm chi phí nhân sự, nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng sự hài lòng của khách hàng.
Vì vậy việc xây dựng chatbot Zalo hiệu quả cho doanh nghiệp là điều rất nên làm. Hãy cùng Phần mềm quản lý fanpage Vpage tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
Nội dung chính hide
Chatbot Zalo là một ứng dụng trí tuệ nhân tạo được tích hợp vào nền tảng Zalo, nhằm giúp doanh nghiệp tương tác tự động với khách hàng thông qua tin nhắn. Không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn nâng cao chất lượng dịch vụ, Chatbot Zalo được xây dựng để phản hồi một cách tự động các câu hỏi, hỗ trợ mua hàng và cung cấp thông tin.
Về căn bản, Chatbot Zalo sẽ giúp người dùng trả lời những câu hỏi đến từ khách hàng thông qua tin nhắn. Có thể nói, đây được đánh giá là phần mềm Zalo Marketing hiệu quả bởi lẽ ngoài CSKH thì Chatbot còn có thể đưa ra cho khách hàng những sự lựa chọn, nghiên cứu thêm các thông tin về sản phẩm/dịch vụ bằng văn bản và hình ảnh…
Không chỉ vậy, nó giúp người tiêu dùng đưa ra một quyết định nhanh chóng. Đây cũng được coi là một trong những phần mềm tiêu biểu dành cho nhiều công ty đang mong muốn có thể phát triển kinh doanh mà không tốn quá nhiều thời gian và công sức. Chính vì vậy, Chatbot Zalo đang ngày càng thông dụng trong hoạt động kinh doanh các công ty trên thị trường hiện nay.
Chatbot Zalo là gì?
Việc sử dụng chatbot Zalo từ lâu đã mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, chúng ta có thể kể tới cụ thể dưới đây như sau:
Chatbot Zalo hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp trả lời câu hỏi của khách hàng một cách tự động, nhanh chóng và hiệu quả, 24/7. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện được trải nghiệm của khách hàng và tạo ấn tượng tốt với họ khi phản hồi, hỗ trợ kịp thời.
Với chatbot Zalo, doanh nghiệp cũng hoàn toàn có thể quảng bá hình ảnh và sản phẩm. Từ đó, hỗ trợ người dùng tìm kiếm khách hàng tiềm năng và thúc đẩy doanh số của doanh nghiệp. Không những vậy, chatbot Zalo còn có thể hỗ trợ người dùng gửi tin nhắn các chương trình về khuyến mãi, giới thiệu sản phẩm mới hay trả lời câu hỏi của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ.
Có thể nói, việc giảm chi phí mà vẫn đảm bảo được kết quả thu về luôn là mong muốn của rất nhiều doanh nghiệp, nhất là vào thời kì kinh tế khó khăn như hiện nay. Và chatbot Zalo hoàn toàn có thể giúp doanh nghiệp được giảm chi phí về thu nhân viên và chi phí vận hành. Khi sử dụng chatbot Zalo có thể tự động hóa các tác vụ mà trước đây cần có nhân viên mới thực hiện được. Chẳng hạn như trả lời câu hỏi của khách hàng, xử lý các vấn đề của đơn hàng hay cung cấp hỗ trợ kỹ thuật.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang tìm kiếm cách cải thiện dịch vụ khách hàng, tăng doanh số và giảm chi phí, thì việc sử dụng chatbot Zalo hoàn toàn là một giải pháp đáng cân nhắc.
Xem thêm: Các bước xây dựng kịch bản Chatbot chi tiết cho chủ kinh doanh
Cách thức hoạt động của chatbot Zalo
Với những lợi ích tuyệt vời kể trên, vậy thì chatbot Zalo sẽ hoạt động như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ngay dưới đây nhé!
Chatbot Zalo sẽ bắt đầu hoạt động bằng việc nhận diện câu hỏi từ khách hàng. Bằng việc sử dụng các thuật toán trí tuệ nhân tạo, chatbot hiểu ngôn ngữ tự nhiên và nhận diện nội dung của tin nhắn.
Sau khi đã nhận diện được câu hỏi thì chatbot Zalo tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu của nó để xác định và lựa chọn câu trả lời phù hợp. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp cần xây dựng một cơ sở dữ liệu chứa các câu hỏi và câu trả lời đa dạng.
Chatbot Zalo tự động phản hồi bằng cách sử dụng câu trả lời tốt nhất từ cơ sở dữ liệu. Các câu trả lời này có thể bao gồm thông tin về sản phẩm, dịch vụ, hoặc hướng dẫn mua hàng.
Nếu câu hỏi quá phức tạp hoặc cần sự can thiệp của con người, Chatbot có thể chuyển hướng người dùng đến một nhân viên hỗ trợ thực để giải quyết tình huống. Chatbot Zalo không chỉ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhân sự mà còn tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng.
Việc này giúp tăng cường sự hài lòng của khách hàng, xây dựng lòng tin và tạo ra một kết nối mạnh mẽ giữa doanh nghiệp và khách hàng trên nền tảng Zalo. Đối với doanh nghiệp muốn mở rộng tầm ảnh hưởng và cải thiện dịch vụ của mình, việc tích hợp Chatbot Zalo là bước quan trọng và hiệu quả.
Giải pháp Chatbot message đa kênh
Facebook, Zalo OA, Instagram, Shopee
Vậy làm thế nào để chúng ta có thể tạo chatbot Zalo? Để có thể tạo được Chatbot Zalo thì các bạn cần phải có một nơi để ghi lại và xác nhận sự kiện “có người đang nhắn tin cho nó” và thông báo cho server để kích hoạt sự kiện đấy rồi giải đáp tin nhắn của người tiêu dùng theo kích bản đã có sẵn. Ở bài viết này, chúng mình sẽ hướng dẫn các bạn tạo và chỉ dẫn sử dụng chatbot Zalo bằng Zalo Webhook (ở đây Webhook chính là nơi ghi lại và xác nhận sự kiện “có người đang nhắn tin”).
Các bước tạo chatbot Zalo hiệu quả cho doanh nghiệp
Làm sao để cài đặt tin nhắn trả lời auto Zalo bằng Zalo Webhook thì bạn thực hiện theo 6 bước dưới đây sau đây:
Bước 1: Bạn đọc cần phải đăng ký trang cá nhân Zalo Official Account.
Trang cá nhân Zalo OA của bạn cần phải thỏa mãn được hai điều kiện dưới đây như sau:
Xem hướng dẫn tại đây, để xách thực OA tại đây.
Bước 2: Tạo ứng dụng liên kết với Official Account
Ở bước này, các bạn cần phải tạo một ứng dụng nhằm liên kết giữa Chatbot Zalo với OA bằng cách truy cập vào: developers.zalo.me/. Tiếp đó, bạn click vào “Ứng dụng của tôi” để thêm phần mềm liên kết mới.
Bước 3: Liên kết ứng dụng với Zalo Official Account.
Sau khi đã tạo được ứng dụng liên kết mới, bạn phải cần liên kết phần mềm này với OA. Để có thể liên kết thì trước hết, các bạn cần chọn ứng dụng mình vừa tạo tại góc bên phải trên cùng của trang. Sau đó bạn chọn “Menu” ở góc bên trái >> nhấn vào Official Account >> chọn “Liên kết” với OA mà bạn muốn liên kết.
Bước 4: Cấu hình Webhook
Khi mà bạn đã liên kết thành công ứng dụng và OA thì Zalo Webhook có thể được hiển thị như hình ảnh dưới đây. Sau đấy bạn bấm vào “Thay đổi”, Webhook URL có thể được kích hoạt để bạn nhập thông tin vào.
Trong Webhook đường dẫn, Zalo sẽ ưu tiên cấu hình https. vì vậy, bạn tuyệt đối không nên dùng host:port mà nên dùng tên miền để Webhook đạt hiệu suất cao nhất nhé.
Bước 5: Bật API với Webhook Event
Bật API với Webhook Event là để Zalo cấp quyền cho Webhook hoạt động và trả lời chat với người dùng trên Zalo 1 cách tự động.
Để bật API bạn chọn thực đơn ở góc bên trái, sau đó chọn “Xét duyệt ứng dụng” >> chọn các quyền như nhận sự kiện từ người tiêu dùng, gửi tin nhắn >> cuối cùng nhấn vào “Nộp xét duyệt”.
Bước 6: Kiểm tra zalo Webhook khi có tin nhắn đến OA
Sau khi được xét duyệt, bạn cần kiểm tra chatbot của bạn đã được hoạt động hay chưa thông qua việc gửi một số tin nhắn để kiểm tra.
Đọc thêm: Top 6 phần mềm chatbot tốt nhất năm 2024 cho nhà bán hàng
Kết nối Official Account của bạn với Zalo Chatbot (hướng dẫn tại đây)
Những thiết lập đầu tiên khi sử dụng sử dụng Zalo Chatbot (hướng dẫn tại đây)
Bài 1: Thiết lập tin nhắn chào mừng trên Zalo
Bài 2: Thiết lập tin nhắn trả lời tự động
Bài 3: Thiết lập từ khóa
Bài 4: Thiết lập menu trên Official Account Zalo
Thiết lập Zalo Chatbot nâng cao
Bài 5: Tạo nội dung động với Zalo Chatbot - Dynamic API (tại đây)
Ứng dụng Chatbot vào trường hợp cụ thể
Bài 6: Tạo chatbot cho lĩnh vực CQNN (tại đây)
Trên đây là bài viết chia sẻ cách xây dựng chatbot Zalo tự động cho doanh nghiệp hiệu quả. Hy vọng bài viết giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nhân sự, tăng sự hài lòng của khách hàng và phát triển doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh. Chúc các bạn thực hiện thành công!