Trong thời đại công nghệ như hiện nay, việc sử dụng chatbot là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để cung cấp dịch vụ khách hàng cho các cơ sở lưu trú như khách sạn, homestay và khu nghỉ dưỡng. Trong bài viết này, Phần mềm quản lý fanpage Vpage sẽ hướng dẫn các bạn cách xây dựng kịch bản chatbot đặt phòng tự động cho homestay, khách sạn, khu nghỉ dưỡng. Cùng khám phá ngay dưới đây nhé!
Nội dung chính hide
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều nền tảng hỗ trợ người dùng trong việc tạo chatbot. Và trong đó, các bạn hoàn toàn có thể xây dựng kịch bản chatbot cho homestay, khách sạn của mình ngay trên phần mềm quản lý bán hàng. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách xây dựng kịch bản chatbot thông qua phần mềm chabot Vpage.nhanh.vn.
Phần mềm Vpage.nhanh.vn hỗ trợ chủ homestay, khách sạn, khu nghỉ dưỡng chăm sóc khách hàng theo các kịch bản được xây dựng sẵn như tư vấn, đặt phòng, các thông tin khuyến mại, ưu đãi. Với kho kịch bản chatbot cho homestay, khách sạn một cách chuyên nghiệp, giúp:
Để có thể tạo kịch bản chatbot trên phần mềm Vpage.nhanh.vn, bạn hãy thực hiện theo các bước dưới đây như sau:
Bước 1: Đầu tiên, các bạn hãy truy cập vào phần mềm Vpage.nhanh.vn và đăng nhập tài khoản quản lý của bạn.
Bước 2: Trên thanh menu của phần mềm, các bạn nhấn chọn vào mục “Chatbot”. Sau khi chọn màn hình sẽ hiển thị danh sách các Chatbot mà đã tạo trước đó. Sau đó nhấn chọn vào “Tạo bot mới”.
Tạo chatbot mới
Bước 3: Tại bước này, bạn chọn nền tảng bạn muốn Chatbot hoạt động (hiện tai Vpage.nhanh.vn hỗ trợ tạo chatbot trên Zalo và Facebook) và nhấn chọn “Bước tiếp theo”.
Bước 4: Tiếp theo bạn có thể sử dụng bot mẫu có sẵn hoặc chọn tạo bot trống:
Vậy là chỉ với 4 bước đơn giản và nhanh chóng, các bạn đã có thể tự xây dựng kịch bản chatbot cho homestay, khách sạn hay khu nghỉ dưỡng của mình. Tùy theo nội dung mà bạn muốn truyền tải đến khách hàng như thế nào thì sẽ setup kịch bản chatbot sao cho phù hợp.
Xây dựng kịch bản chatbot đặt phòng tự động cho homesty, khách sạn
Chuyên nghiệp - Đơn gảin
Để có thể xây dựng nội dung kịch bản chatbot đặt phòng cho homestay, khách sạn, khu nghỉ dưỡng, bạn cần xác định theo các tiêu chí dưới đây:
Xác định mục tiêu chatbot
Kịch bản chatbot cũng cần có mục tiêu cụ thể để đảm bảo phù hợp với nhu cầu cũng như mục đích đề ra. Và bản thân mỗi một chatbot sẽ có 1 mục tiêu riêng để doanh nghiệp có thể đo lượng hiệu quả mà nó mang lại, ví dụ như chatbot tương tác với khách hàng mới, chăm sóc khách hàng cũ, giới thiệu sản phẩm mới, tung ra chương trình ưu đãi,...
Hướng dẫn xây dựng kịch bản chatbot đặt phòng cho homestay, khách sạn
Xác định khách hàng mục tiêu
Để có thể xác định được khách hàng mục tiêu, các bạn hãy trả lời 3 câu hỏi dưới đây:
Chuẩn bị sẵn kịch bản chatbot
Có rất nhiều người khá chủ quan trong quá trình xây dựng kịch bản chatbot không phác thảo trước mà ngay lập tức áp dụng luôn vào trong kinh doanh. Điều này hầu hết đều dẫn đến tình trạng là doanh nghiệp phải liên tục đi chỉnh sửa lại từng câu chữ hay giọng điệu sao cho hợp lý, vừa mất thời gian lại vừa tốn công sức mà không hiệu quả.
Chính vì vậy, doanh nghiệp đừng quên phác thảo sơ bộ kịch bản chatbot mẫu. Từ đó, có cái nhìn tổng quan về cách thiết kế và vận hành chúng vào trong thực tiễn. Đồng thời, nhìn thấy được những điểm hạn chế, chưa tốt của kịch bản để thay đổi sao cho phù hợp. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn kịch bản tốt nhất và hoàn thiện nhất!
Theo dõi và tối ưu chatbot
Doanh nghiệp cần liên tục theo dõi và kiểm tra tính hiệu quả của chatbot, từ đó mới có thể những điều chỉnh sao cho phù hợp để hoàn thiện kịch bản của mình. Để quá trình điều chỉnh mang lại hiệu quả thì các bạn đừng quên quan sát và thu thập các phản hồi từ chính khách hàng để tìm ra những vấn đề mà họ quan tâm nhất.
Xem thêm: Các bước xây dựng kịch bản Chatbot chi tiết cho chủ kinh doanh
Mẫu kịch bản chatbot đặt phòng cho homestay, khách sạn, khu nghỉ dưỡng
Các bạn có thể tham khảo một số mẫu kịch bản chatbot đặt phòng cho homestay, khách sạn hoặc khu nghỉ dưỡng dưới đây:
Chatbot: Chào mừng bạn [tên khách hàng] đến với [tên homestay, khách sạn]. Hãy chọn dịch vụ bên dưới để [tên homestay, khách sạn] hỗ trợ bạn nhé.
Đính kèm các nút: Đặt phòng, Tư vấn dịch vụ, Phản hồi dịch vụ,...
Khách hàng: Tôi muốn đặt phòng bên bạn
Chatbot: Mình quan tâm đến cơ sở nào thì bấm vào nút bên dưới để em gửi ảnh và bảng giá cho mình ạ! (kèm nút tên từng cơ sở)
Khách hàng: Bấm chọn 1 cơ sở
Chatbot: Em xin phép gửi danh sách các căn hộ ở [Tên cơ sở]. Tại cơ sở này có view siêu đỉnh với không gian cực chill cũng như có rất nhiều chương trình tri ân khách hàng ạ. Đính kèm thêm nút: Xem thêm ảnh, Tư vấn thêm, Đặt phòng.
Khách hàng: Bấm “đặt phòng”
Chatbot: [Tên khách hàng] đặt phòng bằng cách ấn vào nút "Đặt phòng ngay" nhé. Quý khách vui lòng đặt cọc 50% tổng giá trị dịch vụ để [Tên homestay, khách sạn] giữ phòng cho mình. Chúc bạn và người thân có một trải nghiệm thật tuyệt vời tại [Tên homestay, khách sạn].
Mẫu kịch bản chatbot đặt phòng cho homestay, khách sạn, khu nghỉ dưỡng
Chatbot: Xin chào [Tên khách hàng]. Chào mừng đến với [Tên homestay, khách sạn]. Em xin tự giới thiệu em là LiLi, và LiLi sẽ là trợ lý Chatbot cho [Tên khách hàng] ạ! Mình chọn giúp em theo menu bên dưới: Đặt phòng, Khám phá khách sạn, Tìm hiểu thêm.
Khách hàng: Bấm “đặt phòng”
Chatbot: Lili gửi mình danh sách các phòng có tại [Tên homestay, khách sạn] ạ. Đính kèm danh sách bên dưới:
Khách hàng: Bấm chọn phòng
Chatbot: [Tên khách hàng] vui lòng cho em xin một số thông tin để hoàn tất đặt phòng bao gồm: số điện thoại, số lượng người, ngày giờ đến và đi.
Khách hàng: Điền đầy đủ các thông tin
Chatbot: Lili xin phép xác định thông tin đặt phòng của mình:
(Đính kèm nút: CHÍNH XÁC, SỬA THÔNG TIN)
Khách hàng: Xác nhận các thông tin
Chatbot: Cảm ơn [Tên khách hàng] đã đặt phòng tại [Tên homestay, khách sạn]. Nhân viên sẽ sớm gọi đến Quý khách để xác nhận lại ạ!
Đọc thêm: Nắm chắc top 6 mẫu kịch bản Chatbot bán hàng - bí quyết tăng doanh thu cho chủ kinh doanh
Rất nhiều người dùng coi trọng các tính năng ưu việt của Chatbot, mà quên mất một yếu tố quan trọng quyết định mang đến sự hiệu quả hoạt động chính là việc thiết lập kịch bản. Do đó, nên thử đóng vai là khách hàng, trải nghiệm cuộc trò chuyện để có cái nhìn khách quan và toàn diện nhất. Sau đó dành thời gian để lập kế hoạch nội dung, thiết lập kịch bản một cách chi tiết, giúp người tạo Chatbot có định hướng rõ ràng và cụ thể hơn.
Những lưu ý phải biết khi xây dựng chatbot đặt phòng cho homestay, khách sạn
Đối với lĩnh vực kinh doanh homestay, khách sạn và khu nghỉ dưỡng thì hình ảnh và video sẽ đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Bởi đây là yếu tố hiện hữu, giúp khách hàng có thể nhìn thấy được cơ sở vật chất và chất lượng phòng ốc mà bên bạn cung cấp ra sao. Từ đó, cân nhắc và lựa chọn xem có phù hợp với tiêu chí, nhu cầu và tài chính mà mình đặt ra hay không. Do đó, cần lựa chọn hình ảnh minh hoạ kỹ lưỡng và chuyên nghiệp.
Khi tạo kịch bản chatbot phải hiểu rõ cách giao tiếp giữa người dùng với Chatbot, bởi lẽ tệp khách hàng rất là đa dạng từ vùng miền khác nhau, phong cách nói chuyện cho tới trình độ học vấn, từ ngữ địa phương,… Do đó, hãy sử dụng ngôn từ đơn giản nhưng vẫn thể hiện được lịch sự và chuyên nghiệp đối với khách hàng. Để có thể làm tốt điều này, khi tạo kịch bản chatbot nên tham khảo ý kiến từ những người thường xuyên giao tiếp hoặc gửi tin tới khách hàng. Đồng thời, trao đổi và lấy thêm các ý kiến của mọi người để có cái nhìn tổng quan giúp doanh nghiệp hiểu sâu hơn về mức độ hài lòng của khách hàng đối với chatbot.
Để có thể tạo sự thân thiện và gây ấn tượng tốt với khách hàng, hãy luôn thể hiện bằng cách lời cảm ơn cho dù họ đặt phòng hay chỉ tham khảo. Như vậy, khách hàng sẽ cảm thấy yêu thích thương hiệu của bạn hơn, cũng như có thể sẽ quay lại mua hàng trong tương lai.
Mặc dù chatbot có thể hỗ trợ người dùng rất tốt trong việc tư vấn và cung cấp thông tin cho khách hàng. Tuy nhiên, nó không thể nào thay thế hoàn toàn con người được. Bởi lẽ, một số những tình huống phát sinh phức tạp, không có sẵn trong kịch bản, đòi hỏi nhân viên tư vấn cần sự chuyên môn và kinh nghiệm để hỗ trợ xử lý. , bạn không nên quá lạm dụng chatbot. Chính vì vậy, người dùng không nên quá lạm dụng công cụ này. Đồng thời nên thiết lập chatbot có tính năng điều hướng tới nhân viên khi khách hàng yêu cầu được nhân viên tư vấn.
Trên đây là bài viết chia sẻ kịch bản chatbot đặt phòng tự động cho homestay, khách sạn, khu nghỉ dưỡng. Chúc các chủ kinh doanh áp dụng hiệu quả những tính năng và lợi ích mà chatbot mang lại vào homestay, khách sạn, khu nghỉ dưỡng. Cảm ơn các bạn đã đọc!