Mẫu kịch bản bán hàng hay nhất dành cho cửa hàng bán lẻ

14-08-2024 16:50   

Kịch bản bán hàng là công cụ đắc lực giúp cho nhân viên bán hàng tự tin và chuyên nghiệp hơn trong quá trình tiếp cận khách hàng. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm những mẫu kịch bản bán hàng hay nhất dành cho các cửa hàng bán lẻ cùng Nhanh.vn nhé.

Trước tiên Phần mềm quản lý fanpage Vpage sẽ giải thích cho các bạn về tầm quan trọng của kịch bản bán hàng. Tại sao cần kịch bán hàng?

kịch bản bán hàng hay nhất

1. Tại sao cần kịch bản bán hàng?

Thành công của doanh nghiệp là tổng hợp một chuỗi các công việc trong từng giai đoạn liên quan, bắt đầu từ giai đoạn bảo vệ đến tiếp tân, nhân viên kinh doanh và các bộ phận chăm sóc khách hàng khác. Tất cả các giai đoạn đều cần thiết như nhau, để mang lại lợi ích cao nhất cho doanh nghiệp thì không được lược bỏ hay xem trọng giai đoạn nào hơn.

tại sao cần kịch bản bán hàng

Tại sao cần kịch bản bán hàng?

Việc xây dựng một kịch bản bán hàng hoàn hảo sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho quá trình trò chuyện/tiếp cận khách hàng, kể từ những lời chào đầu tiên. Bạn biết không? Lời chào mở đầu sẽ quyết định đến 30% việc tiếp cận khách hàng, bởi lời chào sẽ là ấn tượng đầu tiên của khách hàng, khi bạn làm tốt từ bước gửi lời chào bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc đưa khách hàng tiến gần hơn với sản phẩm của khách hàng và dễ dàng tạo được mối quan hệ gắn bó với khách hàng.

Xem thêm: Tổng hợp 10 mẫu content feedback khách hàng hiệu quả đáng tin

2. Cách viết kịch bản bán hàng

Có thể hiểu kịch bản bán hàng là mẫu lời thoại của nhân viên bán hàng và khách hàng của mình. Việc chuẩn bị tốt kịch bản chốt đơn hàng không chỉ giúp cho quá trình giao tiếp với khách hàng dễ dàng mà còn giúp nhân viên mới nắm bắt được quy trình chốt đơn hàng một cách nhanh chóng hơn, xử lý được những tình huống phát sinh có thể xảy ra. Một kịch bản tốt sẽ giúp nhân viên có thể giải đáp tất cả những thắc mắc của khách hàng, có những thông tin hấp dẫn về sản phẩm, hiểu rõ tâm lý khách hàng và sẽ có thái độ gần gũi, thân mật để chia sẻ với khách. Điều này đảm bảo sẽ lấy được lòng tin và sự thiện cảm của khách, kéo theo đó là khả năng chốt đơn ầm ầm. 

Một kịch bản bán hàng hay ngay từ lời mở đầu/lời chào đầu tiên sẽ tạo được thiện cảm, gây ấn tượng tốt với khách hàng để từ đó khách hàng có sự tin tưởng và dễ dàng ra quyết định mua sản phẩm của bạn hơn. Vậy làm thế nào để xây dựng được một kịch bản bán hàng chuyên nghiệp và hiệu quả nhất? Các bạn cùng theo dõi những lưu ý dưới đây và tìm hiểu cùng Chat.nhanh.vn nhé: 

Kịch bản bán hàng gia tăng đơn hàng

Kịch bản bán hàng gia tăng đơn hàng

2.1. Xác định sản phẩm hoặc một dịch vụ cụ thể: 

Bước 1: Khi xây dựng một kịch bản chốt đơn hàng, các nội dung trong kịch bản cần phải dựa trên tính năng, đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ. Để từ đó có kịch bản bán hàng hiệu quả, cung cấp đầy đủ các câu trả lời và đưa ra giải pháp tốt nhất đến các khách hàng tiềm năng của mình. Ví dụ, với sản phẩm như mỹ phẩm, thời trang thì sẽ phù hợp với đối tượng khách hàng nào, nhu cầu sử dụng của họ là bao nhiêu để từ đó có những chiến dịch cần thiết để lên nội dung kịch bản hợp lý. 

2.2. Thu hút khách hàng mục tiêu:

Điều quan trọng nhất trong việc xây dựng kịch bản bán hàng đó là bạn cần phải xác định được khách hàng mục tiêu của bạn là ai? Điều này rất quan trọng trong việc nâng cao tỉ lệ chốt đơn hàng. Bởi vì chỉ cần xây dựng kịch bản bán hàng chi tiết cho một nhóm đối tượng khách hàng cụ thể, bạn sẽ hiểu được khách hàng mong muốn gì. Từ đó sẽ có các giải pháp giúp nâng cao được khả năng mua hàng hơn. 

Với mỗi một sản phẩm sẽ có một đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau. Việc bạn tiếp cận đúng khách hàng dành cho nhóm sản phẩm của mình sẽ giúp giảm khả năng khách từ chối và dễ dàng thuyết phục được khách. Bạn cũng có thể thăm dò được nhu cầu của họ như thế nào để tích lũy thêm ý kiến và trang bị thêm cho mẫu kịch bản của mình. 

Xác định khách hàng mục tiêu

Xác định khách hàng mục tiêu

2.3. Nhấn mạnh đến quyền lợi mang lại cho khách hàng: 

Một trong những yếu tố quyết định đến việc mua hàng đó là khách hàng nhận được lợi ích, giá trị như thế nào khi bỏ tiền ra sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Vậy nên hãy cố gắng nhấn mạnh trong kịch bản chốt đơn hàng về ưu điểm, lợi ích, công dụng mà sản phẩm của bạn mang lại phù hợp với nhu cầu của khách hàng. 

Với những quyền lợi mà khách hàng được hưởng, bạn cần phải nhấn mạnh và lý giải rõ ràng tại sao. Ngoài ra, kỹ năng báo giá sản phẩm cũng cần phải được chú trọng trong việc tư vấn khách hàng. 

Quản lý bán hàng Facebook chuyên nghiệp với Phần mềm Chat.nhanh.vn

Đăng ký dùng thử miễn phí đầy đủ tính năng

đăng ký ngay

2.4. Đặt những câu hỏi để biết rõ khó khăn của khách hàng:

Một kịch bản bán hàng có hiệu quả thì ngoài việc trả lời những câu hỏi mà khách hàng đặt ra. Thì bạn cũng phải xây dựng một số câu hỏi về khó khăn của khách hàng ra quyết định mua. Việc chuẩn bị này, sẽ giúp bạn hiểu rõ được khách hàng tiềm năng của bạn, đưa ra được các giải pháp phù hợp và giúp khách hàng dễ dàng hơn trong việc chốt đơn hàng. Đây cũng là cách để bạn làm quen và lấy được lòng tin từ khách hàng. Tìm hiểu những khó khăn mà khách gặp phải cũng khiến bạn hiểu và dễ dàng tiếp thị sản phẩm đúng đến với mỗi một cá nhân khách hàng. 

2.5. Luôn luôn lắng nghe khách hàng: 

Một phương pháp nữa đó chính là lắng nghe khách hàng. Có thể nói lắng nghe khách hàng chính là nghệ thuật chốt đơn hàng. Lắng nghe khách hàng cũng là cách tốt nhất để nhân viên bán hàng hiểu rõ được khách hàng của bạn là ai và họ đang cần gì. Việc lắng nghe khách hàng cũng khiến họ cảm thấy họ được tôn trọng và thấu hiểu, từ đó họ sẽ cho nhân viên bán hàng cơ hội tư vấn và giúp bạn tăng khả năng chuyển đổi, có được nhóm khách hàng trung thành. Bạn cũng có thể đề xuất thêm sản phẩm sau khi bạn đã lấy được lòng tin của khách. Với thái độ thân thiện. cởi mở và ứng xử phải phép, chắc chắn rằng bạn sẽ bán được hàng nhanh thôi.

3. Mẫu kịch bản bán hàng hay nhất

Dưới đây Nhanh.vn xin giới thiệu đến các bạn 2 mẫu kịch bản bán hàng hay nhất hiện nay: Kịch bản bán hàng trực tiếp và kịch bản bán hàng online.

3.1 Kịch bản bán hàng trực tiếp

Kịch bản bán hàng trực tiếp

Bước 1: Chuẩn bị kỹ lưỡng

Chắc các bạn đã biết dù trong bất kỳ lĩnh vực kinh doanh nào thì nhân viên bán hàng cũng cần có sự trang bị kỹ lưỡng về kiến thức sản phẩm, những kỹ năng giao tiếp khi đối thoại với khách hàng. Có sự đầu tư lên kế hoạch cụ thể, sẽ giúp nhân viên bán hàng tự tin và làm việc với thái độ chuyên nghiệp, tạo được sự tin tưởng, gần gũi với khách hàng, đưa khách hàng đến gần hơn với doanh nghiệp.

Bước 2: Giới thiệu về sản phẩm

Có thể coi đây là bước quan trọng nhất trong quy trình bán hàng trực tiếp. Nhân viên cần giới thiệu, tư vấn đưa ra những thông tin cần thiết và sản phẩm thích hợp đáp ứng được nhu cầu/mong muốn của khách hàng.

Dựa vào vốn kiến thức của mình nhân viên phải đưa ra được những lợi ích, ưu điểm mà sản phẩm của bên mình, hãy đưa ra những hạn chế của các sản phẩm tương tự trên thị trường để nâng cao vị trí sản phẩm của mình hơn. Hãy trình bày với khách hàng sự cần thiết và điểm phù hợp của sản phẩm với khách hàng.

Đồng thời đưa ra những khuyến mãi của doanh nghiệp dành cho khách hàng khi họ quyết định mua hàng.

Xem thêm: Những mô hình kinh doanh bán lẻ trực tuyến phổ biến ở Việt Nam

Bước 3: Khéo léo xử lý lời từ chối của khách hàng

Đây là bước then chốt để dẫn đến quyết định mua sản phẩm của khách hàng. Hãy chú ý tới phản ứng tâm lý của khách hàng, khi họ đề nghị từ chối được giới thiệu sản phẩm và những đề nghị mua hàng. Từ đó nhân viên bán hàng sẽ khéo léo xử lý những điểm chưa phù hợp - hài lòng khách hàng, đưa ra hướng khắc phục làm cho khách hàng vui vẻ đưa ra quyết định mua hàng.

Bước 4: Quyết định và đưa ra hình thức thanh toán

Đây là bước cơ bản trong quá trình bán hàng, nhân viên sẽ đưa ra các hình thức thanh toán cho sản phẩm để khách hàng lựa chọn. Hiện nay có 2 hình thức thanh toán phổ biến là: thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt và thanh toán qua chuyển khoản.

Phải lưu giữ và bảo mật các thông tin của khách hàng và nhanh chóng thanh toán sản phẩm, nhân viên phải giữ thái độ phục vụ khách hàng niềm nở, nhiệt tình. Đừng quên giới thiệu đến khách hàng những chương trình tiếp theo của doanh nghiệp.

Bước 5: Dịch vụ chăm sóc khách hàng

Đây là bước quyết định để giữ chân khách hàng ủng hộ sản phẩm và tiếp tục những lần mua hàng sau.

Nhân viên chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp sẽ ghi chép lại thông tin của khách hàng và thường xuyên tương tác với khách hàng, thông báo những chương trình tri ân khuyến mãi dành riêng cho họ,...Điều này sẽ tăng tính hiện diện của khách hàng nhiều hơn.

Mẫu kịch bản bán hàng hay nhất dành cho cửa hàng bán lẻ

Mẫu kịch bản bán hàng hay nhất dành cho cửa hàng bán lẻ

3.2 Kịch bản bán hàng online

Doanh nghiệp sẽ sử dụng các web lớn, các trang mạng xã hội đang hiện hành (zalo; Facebook;....) để bán hàng. 

Bước 1: Tìm hiểu khách hàng

Tìm kiếm những thông tin của khách hàng cũng như xác nhận vấn đề của khách hàng.

Ví dụ: Anh (chị) đang tìm kiếm sản phẩm giúp trẻ phát triển chiều cao đúng không?

Người bán hàng sẽ phải dẫn dắt vấn đề của khách hàng sau đó mới đưa ra sản phẩm vì tâm lý khách hàng thường thích được lắng nghe hơn là lao vào vấn đề mua bán.

Bước 2: Đưa ra giải pháp cho khách hàng

Hãy tiếp cận khách hàng bằng cách giả lập ra giải pháp thuyết phục khiến họ tin tưởng. Nhân viên bán hàng tự biến mình thành chuyên gia và tư vấn nhiệt tình để khách hàng dần có thiện ý.

Bước 3: Giới thiệu sản phẩm tới khách hàng - như một giải pháp

Sau đó bạn sẽ giới thiệu tới khách hàng về sản phẩm doanh nghiệp mình, trước tiên hãy nói đôi nét nổi bật về doanh nghiệp của mình nếu nhãn hiệu bên mình còn chưa có thương hiệu. 

So sánh các lợi ích nổi bật của sản phẩm bên mình với các sản phẩm tương đương trên thị trường, dùng kiến thức của mình để nói một cách chuyên nghiệp.

Kết thúc phần giới thiệu bằng câu hỏi “Chị muốn trải nghiệm sản phẩm không ạ? Chị lấy 1 hay 2 sản phẩm ạ?.....”

Bước 4: Giải quyết lời từ chối nếu có

Nếu khách hàng đưa ra ý kiến phản đối được tiếp tục giới thiệu, đưa ra đề nghị không muốn mua hàng, nhân viên bán hàng phải thuyết phục, có thể sử dụng một vài hình ảnh feedback của các khách hàng cũ để tạo độ tin cậy.

Bước 5: Xin thông tin cần thiết để hỗ trợ giao hàng

Đây là bước cuối cùng sau mỗi quyết định mua hàng, xin thông tin đầy đủ địa chỉ đặt hàng, số lượng hàng và kèm theo số điện thoại. Để chắc chắn khách đặt hàng thì nên gọi lại sau 1-2 ngày rồi chốt đơn giao cho đơn vị vận chuyển.

Gửi lời cảm ơn tới khách hàng vì đã đặt hàng.

Bước 6: Chăm sóc khách hàng sau bán

Thường xuyên tương tác lại với khách hàng, xin feedback khách hàng khi khách hàng có trải nghiệm tốt với sản phẩm.

Tổ chức 1 số ưu đãi sự kiện tri ân cho những khách hàng mua sắm online và để lại những feedback có ý nghĩa.

Xem thêm: 10 chỉ số KPIs bán lẻ mà chủ shop cần đặc biệt lưu tâm

4. Bí quyết chốt sale hiệu quả

Một số bí quyết chốt sale dưới đây sẽ giúp việc kinh doanh của bạn trở nên đơn giản, hiệu quả hơn bao giờ hết đấy.

- Tổng hợp và tóm gọn giá trị của sản phẩm tới khách hàng

- Chốt sale nhanh chóng

- Đặt câu hỏi thăm dò nhu cầu của khách hàng

- Nắm bắt tâm lý, theo dõi phản ứng của khách hàng khi được tiếp cận

- Kiên trì tư vấn, tạo niềm tin với khách hàng

- Tạo ra các ưu đãi dành cho khách hàng

bí quyết chốt sale hiệu quả

Bí quyết chốt sale hiệu quả

Trên đây là tổng hợp những mẫu kịch bản bán hàng hữu ích giúp tăng khả năng chốt sale hiệu quả hơn. Hy vọng bài viết mang lại cho bạn những thông tin hữu ích. Chúc bạn thành công!

(0/5) (0 vote)

Vpage - Phần mềm quản lý chat đa kênh

Tốt nhất, được sử dụng nhiều nhất
Hơn 100.000 cửa hàng đã tin dùng
Dùng thử miễn phí
Dùng thử miễn phí